Bài viết này chúng tôi đề cập tới các thuật ngữ tiếng Anh hay dùng trong thế giới Đá quý
Adamantine luster-Nước láng (bóng) như Kim cương
Nói đến nước láng (bóng)-như kim cương của một viên đá quý. Các loại đá quý có nước láng-như kim cương gồm có; kim cương (dĩ nhiên), ngọc hồng lựu demantoit (demantoid garnet) và khoáng chất xfen (sphene).
Adularescence Optical Phenomenon-Hiện tượng Quang học Màu sữa
Ánh sáng tỏa mờ hoặc có ánh sữa hơi trắng trượt khắp trên bề mặt của một số loại đá quý, chẳng hạn như đá mặt trăng (moonstone). Hiện tượng giao thoa của kết cấu lớp là nguyên nhân của hiệu ứng này.
Alluvial Gemmy Deposits-Thể vùi Sa khoáng Dạng quý
Thể vùi (tạp chất) đá quý tìm thấy trong nước sau khi chúng được tách khỏi quặng đá mẹ.
Amorphous Gemstone-Đá quý Vô định hình (Không kết tinh)
Những loại đá quý không có kết cấu tinh thể được gọi là vô định hình. Chúng gồm có; hổ phách (amber), san hô (coral), opal và ngọc trai (pearl).
Asterism Star Chatoyancy-Lấp lánh Kiểu Ánh sao
Hiệu ứng mà bạn thấy ở vd; saphhire ngôi sao hay rubi. Đây là kiểu ánh sao sinh ra bởi những thể vùi rutin nhỏ liti lấp lánh như lụa trong viên đá. Hiệu ứng có thể có bốn-hay-sáu tia.
Baguette
Một viên đá quý có hình kiểu chữ nhật dài, có phần tương tự hình một ổ bánh mỳ Pháp, do đó có tên baguette.
Baroque Cut (Diamond-Cut)-Kiểu cắt mài Barôc
Thông tin thêm về Baroque-Barôc là: phong cách chủ đạo của thiết kế và kiến trúc Châu Âu thế kỷ 17 với đặc trưng bởi sự chi tiết, tinh xảo của các bề mặt cong, các chi tiết chạm trổ, trang trí và màu sắc đặc trưng. Một viên đá được mài hình tròn với tối thiểu là năm mươi-tám mặt. Một kiểu kỹ thuật mài đa diện lâu đời để tối ưu hóa độ tỏa sáng đối xứng tám-hình vuông đối xứng thường thấy ở những kiểu cắt mài kim cương cận đại-ngày nay.
Bead-Hạt (xâu chuỗi)
Một viên đá quý được khoan-lỗ, thường là viên đá có hình tròn nhưng cũng có thể có nhiều hình dáng đa dạng khác, được thiết kế để xỏ vào dây hoặc treo.
Beryllium Treatment-Xử lý Berili
Một hình thức xử lý tăng thẩm mỹ dành cho sapphire mà thành tố beryllium được đưa thêm vào quá trình nhiệt. Beryllium là một thành tố được biết đến rộng rãi trong thế giới đá quý, bởi nó là thành phần cấu thành cốt yếu trong nhiều loại đá quý, bao gồm cả trong; ngọc lục bảo (emerald), beryl, và aquamarine. Khi những viên sapphire được hít nhiệt với beryllium, kết quả là viên đá giảm các tông xanh lam (xanh dương). Bởi vậy màu vàng rực và cam của sapphire được sản sinh ra từ màu vàng yếu ớt và màu xanh hơi lục. Một số các màu lộng lẫy cũng có thể được chế tác bằng cách dùng phương pháp này.
Bi-color_Màu Đôi
Một viên đá quý biểu hiện hai vùng màu, chẳng hạn; amestrine hoặc nhiều loại tourmaline.
Birefringence-Lưỡng chiết quang hay Khúc xạ kép
Một vài loại đá có tính chất đơn chiết: chúng chỉ có chỉ số khúc xạ đơn. Nhiều loại đá khác (trên thực tế, hầu hết) có lưỡng chiết: chúng có chỉ số khúc xạ kép. Khi một luồng ánh sáng xuyên vào một viên đá quý có chỉ số khúc xạ kép, ánh sáng bị phân ra làm hai luồng, mỗi luồng ánh sáng chiếu với tốc độ khác nhau và trên một hướng đi khác nhau xuyên xuốt tinh thể. Khúc xạ kép là đơn vị đo lường sự khác biệt giữa hai chỉ số trong đá quý có tính lưỡng chiết quang, và chỉ số này hiển thị từ mức thấp .003 đến cao là .287. Rất ít các loại đá quý có tính khúc xạ đơn; trong thực tế, những đá quý nổi tiếng có tính chất đó là kim cương, spinel và ngọc hồng lựu (garnet).
Birthstone-Đá sinh nhật
Sự liên đới của những loại đá quý với chiêm tinh học đưa chúng ta quay về hàng thế kỷ trước. Gần đây hơn, các nhà chế tác đá quý đã phỏng theo truyền thống này để sáng tạo nên danh sách hiện tại của những loại đá sinh nhật chính thức.
Brilliance-Độ rực rỡ
Sự phản chiếu của khúc xạ ánh sáng thể hiện xuyên xuốt một viên đá. Độ rực rỡ đôi khi còn được gọi là ‘độ bóng bên trong’ để phân biệt với nước láng trên bề mặt viên đá.
Briolette
Một viên đá hình giọt nước mắt hay được mài-hình trái lê theo kiểu tam diện hay tam giác.
Cabochon Cut-Mài kiểu Cabochon
Một viên đá quý được mài theo dạng tròn không có nhiều mặt thành hình vòm mịn và bóng. Viên đá này thiếu đi đa diện mà nhiều loại đá nhiều mặt thường có.
Calibrated (size)-Định cỡ (hiệu chuẩn size)
Nhiều loại đá được bán theo kích cỡ tiêu chuẩn hay được định cỡ sẵn, mục đích nhằm gắn cho vừa các loại trang sức thương mại. Kích cỡ tiêu chuẩn được xác định theo millimeter với nhiều kiểu hình dáng đá quý khác nhau.
Carat Weight-Trọng lượng Kara
Một đơn vị đo trọng lượng dành cho đá quý. Một carat tương đương 1/5 gr (0.2g).
Cat’s Eye Chatoyancy-Độ óng ánh Mắt mèo
Xem Độ óng ánh (Chatoyancy).
Center Stone Jewelry-Đá Trang sức Trung tâm
Viên đá nằm giữa nổi bật làm điểm nhấn giữa nhiều loại đá quý được gắn trên một món đồ trang sức. Xem thêm Đá rìa/ Đá bên cạnh (Side Stone).
Chatoyancy Phenomena-Hiện tượng Độ óng ánh
Hiệu ứng mắt mèo đôi khi được thấy ở những loại đá như; chrysoberyl, apatite và tourmaline được gọi theo từ kỹ thuật là chatoyancy. Hiệu ứng này được tạo nên bởi các thể vùi nhỏ liti song song, làm cho trong viên đá xuất hiện một lằn ánh sáng hẹp tương tự như tia mắt mèo. Thường thì một viên đá phải được soi dưới ánh sáng tự nhiên mới quan sát được hiệu ứng có độ óng ánh này.
Clarity-Độ trong
Nói đến một viên đá khi nhìn vào không có thể vùi (tạp chất) hoặc các khuyết điểm khác.
Color-Màu sắc
Được dùng trong việc đánh giá một viên đá quý. Chất lượng của đá quý có thể được dựa vào sự hiện diện hoặc không thể hiện màu sắc.
Color Zoning-Quy vùng Màu sắc
Một thuật ngữ mô tả sự phân bổ màu sắc không đồng đều trong một viên đá quý. Quy vùng màu sắc được quan sát tốt nhất khi nhìn vào viên đá xuyên từ đỉnh bề mặt trên cùng của viên đá. Các ví dụ về quy vùng màu sắc rất dễ thấy trong đá ametrine hai màu (màu đôi); hiển thị cả vàng cam chanh và tím tươi (violet) hay tím sẫm (purple), thạch anh tím trong một mẫu tinh thể đơn.
Color Change (gemstones)-Màu sắc Thay đổi (đá quý)
Các loại đá quý có tính chất thay đổi màu sắc dựa vào điều kiện thay đổi của ánh sáng (chẳng hạn như đá alexandrite hay loại sapphire có tính thay đổi màu sắc) hay khi nhìn từ những góc khác nhau (chẳng hạn đối với andalusite hay iolite).
Concave Cut-Mài Lõm (hình lòng chảo)
Bề mặt truyền thống của đá quý là phẳng hoặc hai-chiều. Phương pháp cắt mài lõm tạo ra các bề mặt cong hay ba-chiều. Những bề mặt cong này có khúc xạ ánh sáng xung quang nhiều hơn và hồi ánh sáng vào mắt thành độ óng ánh. Mài lõm là phương pháp cách tân gần đây vào khoảng đầu những năm 1990. Phương cách này đòi hỏi chuyên môn cao độ và hệ quả là hao tổn trọng lượng so với viên đá thô ban đầu, do là lượng vật liệu phải mài bớt đi để tạo các mặt cong.
Corn Flower Blue (sapphire)-Hoa Ngô Xanh lam (saphia xanh dương)
Thông tin thêm về Cornflower Blue-Hoa Ngô Xanh lam: Từ chỉ một loại thuộc họ hoa cúc Châu Âu, mọc ở các cánh đồng ngũ cốc, hoa có màu từ xanh lam (xanh dương) ngả đến trắng. Hoa được trồng với mục đích để trang trí. Đá sapphire Sri Lanka đẹp nhất được đặc tả phải giàu sắc ‘xanh lam hoa ngô’-được coi là đối thủ xứng đáng với các loại sapphire cao cấp Kashmir và sapphire Ấn Độ. Màu xanh lam Hoa Ngô được mô tả là nhẹ nhàng và tỏa sáng, chứ không phải sâu và đậm như xanh mực viết.
Crown-Vương miện
Phần đỉnh của một viên đá quý nằm ở trên của chu vi (vành đai) lớn nhất.
Copper-bearing_Quặng-đồng
Những loại đá quý có chứa lượng nhỏ đồng là rất hiếm và điển hình hay biểu hiện màu xanh lam rực, lam-lục hoặc tím tươi (violet). Đã có sự náo động trong thế giới đá quý khi những quặng đá-có chứa đồng đầu tiên được khám phá vào năm 1989. Xem cả phần đá Paraiba.
Corundum-Corunđum
Là một hình thái oxide nhôm được biết đến trong thế giới đá quý với tên là ruby và sapphire. Nó có dạng tự nhiên trong, nhưng có thể có màu khác khi thể vùi (tạp chất) hiện hữu bên trong. Corundum được ca tụng nhiều bởi độ cứng (9.0 trên thang độ Mohs), độ rực rỡ và tính kháng mòn tuyệt vời.
Cubic zirconia-Zicron Lập phương
Một loại kim cương được tạo nên trong phòng thí nghiệm, thường viết tắt là CZ. Trong khi CZ là loại đá trong suốt, các thành tố với lượng nhỏ được thêm vào trong quá trình sản xuất tạo ra một loạt màu sắc khác nhau. Trên thang độ cứng Mohs, CZ cứng hơn các loại đá khác, ngoại trừ kim cương, ruby, sapphire và chrysoberyl. Bạn không nên nhầm với zicron, một loại đá quý tự nhiên.
Culet-Mặt đáy
Phần thấp nhất của một viên đá quý. Phần này nhìn như đầu hay mỏm của viên đá. Đây là mặt thấp nhất của một viên đá đã được mài.
Cuprian-Chứa đồng
Xem phần Copper-bearing_Quặng đồng.
Ceylon Blue (sapphire) Xanh lam Sri Lanka (sapphire)
Màu xanh nhạt cho đến vừa của corundum có chất lượng-đá quý nguồn gốc từ Tân Tây Lan (Sri Lanka). Sri Lanka hiện giờ là một trong những nhà sản xuất sapphire cao cấp hàng đầu trên thế giới.
Demantoid Garnet-Ngọc hồng lựu Demantoit
Thông tin thêm về Demantoid: một loại đá quý màu xanh lục, trong thương mại được gọi là ‘olivine’, tiếng Đức là ‘Demant’ còn tiếng Pháp là ‘Diamant’ có đuôi +oid hoặc không có -oid. Demantoid là một loại đá andradite ngọc lựu hồng (andradite garnet) hiếm và giá trị. Nó thể hiện một loat màu xanh lục từ mờ cho đến xanh lục ngọc bảo chói và ít khi biểu hiện màu vàng. Trên thang đo độ cứng Mohs, demantoid tương đối mềm ở mức 6.5. Nó có nước láng tựa kim cương.
Density-Tỷ trọng
Hệ số của một viên đá quý khi đem so sánh với trọng lượng thể tích nước tương ứng. Điều này có nghĩa là sức nặng của viên đá quý được so sánh với lượng nước có cùng thể trọng. Cách gọi khác là ‘trọng lực riêng’ đối với chất rắn.
Diamond Cut-Mài kiểu Kim cương
Còn được biết đến với cách gọi là brilliant cut (brilliant là hạt kim cương nhiều mặt), kiểu mài một viên đá với nhiều mặt (đa diện) để tối ưu hóa độ rực rỡ. Cách mài brilliant cut tròn hiện đại tạo ra 58 mặt.
Dichroism-Lưỡng sắc
Một thuật ngữ có nghĩa là khả năng của một số loại đá quý thể hiện một màu sắc thứ hai khi quan sát từ góc nhìn khác. Kính hiển vi hai mắt nhìn được sự thay đổi này, và dụng cụ này được sử dụng cho việc xác định những loại đá nhất định.
Diffusion Treatment-Xử lý Khuếch tán
Một hình thức xử lý nhiệt đưa thêm một hoặc nhiều hóa chất vào quá trình nhiệt để thay đổi màu sắc của viên đá quý. Đặc trưng của phép xử lý không tạo sự can thiệp sâu vào bên trong đá, như vậy những viên đá quý được xử lý theo cách này không thể mài thêm nữa. Xử lý khuếch tán là phương pháp xử lý tiêu chuẩn để tăng hiệu ứng tỏa ánh sao trong sapphire ngôi sao.
Dispersion-Độ tán sắc
Sự tách biệt ánh sáng ở trong bảy màu quang phổ, tạo nên ‘ánh lửa’ của một viên đá quý, sự tách ánh sáng được khúc xạ bởi các mặt bên trong viên đá. Kim cương có độ tán sắc rất cao, bởi vậy nó có lượng ‘ánh lửa’ cao.
Double Refraction-Khúc xạ Đúp
Khả năng của hầu hết các loại đá quý tách tia sáng thành 2 luồng khúc xạ không đều nhau. Còn được gọi là lưỡng chiết quang ‘birefringence’.
Doublet-Lớp đôi
Một viên đá quý có lớp đôi được cấu thành từ chất liệu đá quý kết hợp với các vật liệu khác. Lớp đôi thường được thấy trong các loại đá như; ammolite hay opal; một viên opal doublet bao gồm một lát opal tự nhiên đính với opal thông thường, thủy tinh hoặc chất liệu khác. Còn một viên lớp ba gồm một lát opal tự nhiên đính giữa một nền và một lớp tinh thể hoặc mặt thủy tinh trên cùng. Các viên đá lớp ba thường ít mắc tiền hơn những viên đá lớp đôi, và cả hai loại ít có giá hơn các loại opal tự nhiên. Thi thoảng cũng có những viên sapphire hoặc những loại đá mắc tiền khác ở dạng lớp đôi.
Eye Clean-Sạch mắt
Nói tới một viên đá quý hiện diện không có thể vùi (tạp chất) hay khiếm khuyết khi nhìn bằng mắt trần. So sánh với Độ sạch Kính lúp (Loupe Clean).
Facet-Mặt
Mặt bằng tinh thể đã được mài và đánh bóng của một viên đá quý. Có thể có hàng chục mặt trên một viên đá.
Fancy Cut-Mài kiểu Thời trang (hiện đại)
Đôi lúc được dùng để nói tới một viên đá quý được mài theo bất kể hình dáng nào ngoài kiểu mài tròn chuẩn, nhưng cũng là cách gọi để đề cập đến các loại đá quý được cắt mài theo hình dáng khác hơn các kiểu đã được biết đến ngoài; tròn, oval, trái lê, đa diện (trillion), bầu dục (marquise)…
Fire-Ánh lửa
Các màu sắc cầu vồng mà ánh sáng tỏa tia tạo thành khi ánh sáng di chuyển xuyên qua một viên đá quý. Đây là một từ khác chỉ độ tán sắc.
Fissure-Đường rạn
Một vết nứt trên bề mặt một viên đá quý. Những viên đá quý có đường rạn có thể được trám bằng cách phủ vết rạn.
Fluorescence-Huỳnh quang
Khả năng của một số loại đá quý biểu thị một màu sắc khác khi quan sát dưới tia cực tím. Cho dù một viên đá có huỳnh quang hay không thì đó cũng là sự hỗ trợ quý giá trong việc xác định đá quý.
Fracture Filling-Phủ Vết rạn
Một số vết nứt hay rạn trong một viên đá quý có thể cản trở luồng chiếu của ánh sáng đi xuyên qua, tạo nên các điểm trắng hay ‘điểm chết’ màu của viên đá. Có lúc những vết rạn này được phủ với chất liệu cho phép ánh sáng đi qua một cách êm ả. Nhiều loại chất liệu được sử dụng; dầu, xáp, thủy tinh, epoxy và borax (ở ta nôm na bôrac được gọi là hàn the) là những chất liệu thông dụng. Những loại đá quý hay được phủ vết rạn là ngọc lục bảo (emerald), lam ngọc (turquoise) và ruby.
Full Cut-Mài full
Một viên đá quý được mài theo hình-tròn, kiểu brilliant-cut.
Gemstone Cleavage-Chia tách lớp
Điểm yếu mặt phẳng của một số loại đá quý ở chỗ mà chúng sẽ bị tách rời với bề mặt nhẵn. Đá quý có độ chia tách lớp cao có khả năng vỡ khi chúng được cắt mài hay tạo mặt.
Gemstone Point (measurement)-Điểm Đá quý (số đo)
Một đơn vị trọng lượng của đá quý tương đương 1/100 một carat, thường được dùng để tham chiếu trọng lượng kim cương; vd., một viên kim cương 5 point tương đương với 0.05 carat kim cương.
Gemstone Rough-Đá quý Thô
Trong ngọc học (giám định đá quý), đây là từ nói đến trạng thái thô, tự nhiên khi đá quý được tìm thấy trước khi chúng được cắt mài.
Girdle-Chu vi lớn nhất
Là điểm rộng nhất trong chu vi của một viên đá quý. Đây là điểm người ta thường dùng ngón tay hay kẹp nhíp giữ khi giám định viên đá quý.
Greasy Luster-Bóng Nhờn
Một từ kỹ thuật được dùng để chỉ nước láng (bóng) của một viên đá quý. Ngọc đổi màu (Jadeite) là ví dụ về một viên đá quý có nước bóng nhờn.
Heat Treatment-Xử lý Nhiệt
Ứng dụng nhiệt cao đối với một viên đá quý để tăng màu sắc và độ trong.
Hue-Sắc thái (màu)
Nói về vị trí của một màu trên bánh xe màu sắc, hay bước sóng chủ đạo của màu phân bổ trên một viên đá quý. Có sáu sắc độ chính: tím tươi (violet), xanh lam hay gọi là xanh dương (blue), xanh lục (green), vàng (yellow), cam (orange), và đỏ (red). Giữa những sắc chính này là các sắc độ thứ hai, chẳng hạn lam-lục (blue-green). Xem cả phần Tông (tone) và Độ bão hòa (saturation).
Inclusions-Thể vùi (tạp chất)
Vật chất ngoại lai ‘được chứa sẵn’ bên trong một viên đá. Đây cũng có thể là vật thể ngoại lai chẳng hạn như; tinh thể, bọt khí hoặc một túi chất lỏng. Có nhiều dạng thể vùi và chúng là những dấu vết quan trọng để xác định chủng loại và nguồn gốc của viên đá quý.
Indicolite Tourmaline
Là tourmaline xanh lam. Có màu từ xanh lam nhạt cho đến xanh lục-hơi lam, indicolite tourmaline là một trong những màu hiếm trong các màu của đá tourmaline.
Iridescence-Ngũ sắc (óng ánh nhiều màu)
Hiệu ứng lấp lánh hay còn gọi là trò chơi màu sắc (play of color) được tạo ra bởi sự can thiệp của ánh sáng trên các lớp màng mỏng bên trong viên đá.
Irradiation-Chiếu xạ
Phơi đá quý dưới ánh xạ hay loại vật chất khác để thay đổi hay tăng thẩm mỹ của màu sắc viên đá gốc. Một vd về loại đá luôn luôn sử dụng phương pháp chiếu xạ là Đá hoàng ngọc lam (blue topaz).
Karat
Karat (được phân biệt khác với Carat) là đơn vị đo lường độ tinh khiết của vàng. Hầu hết vàng trang sức thực tế được chế tác từ một loại vàng hợp kim, chứa vàng và một hoặc nhiều kim loại khác. Vd; vàng 18K có 75% vàng nguyên chất.
Lab created (synthetic)-Tạo ra từ Phòng thí nghiệm
Nói tới các loại đá quý tạo ra trong phòng thí nghiệm chứ không phải do tự nhiên tạo nên. Một phòng thí nghiệm tạo ra đá quý thường thì về mặt hóa học sẽ dùng vật liệu giống như bản đối chiếu trong tự nhiên, giống trường hợp corundum được sản xuất bởi phương pháp lửa nung chảy hoặc phát triển tinh thể dùng thủy nhiệt.
Lapidary-Khắc ngọc
Khoa học và nghệ thuật cắt mài và đáng bóng các loại đá quý cho đến trạng thái hoàn thiện.
Light Refraction-Khúc xạ Ánh sáng
Độ uốn của ánh sáng khi đi vào một điểm trung gian và chậm lại.
Loupe Clean-Độ sạch Kính lúp
Một viên đá được coi là có độ sạch kính lúp khi không biểu hiện thể vùi hoặc khiếm khuyết nhìn thấy được dưới độ phóng đại 10 lần. Xem cả phần Sạch Mắt (Eye Clean).
Luster-Nước láng (bóng)
Biểu hiện bề ngoài của viên đá quý hoặc vật liệu hữu cơ. Khối lượng và chất lượng của ánh sánh được phản chiếu từ bề mặt của một viên đá. Nước láng quan trọng đặc biệt khi đánh giá chất lượng của các loại ngọc trai.
Marquise Shape-Hình bầu dục
Hình bầu dục là dạng oval kéo dài với các điểm mỏm cuối hai đầu. Người ta cho là hình này được đặt tên theo Marquise de Pompadour, đệ nhất vương phi của Vua Louis XV.
Metallic Luster-Nước láng như Kim loại
Một trong những thuật ngữ được dùng để nói đến nước láng (bóng) của đá quý. Một viên đá phản chiếu như kim loại đã mài bóng được gọi là viên đá có nước láng kim loại. Hematite và labradorite là những ví dụ.
The Mohs Hardness Scale-Thang Độ cứng Mohs
Một thang số có mức từ 1 đến 10 được sáng tạo ra bởi Friedrich Mohs ấn định một hạng cho một viên đá quý theo khả năng kháng trầy xước. Mức cứng nhất là 10 (kim cương) và mức mềm nhất là 1 đá tan/phấn (talc).
Synthetic Moissanite-Moixanit Tổng hợp
Một loại đá được tạo ra-trong phòng thí nghiệm giống kim cương dựa trên kết cấu của moissanite tự nhiên. Trên thang Mohs nó có độ cứng 9.5. Moixanit tổng hợp có độ rực rỡ, ánh lửa và độ láng nhiều hơn bất kể loại ngọc đá quý nào trên trái đất, kể cả kim cương.
Oiling Treatment-Xử lý phủ Dầu
Phủ dầu ngâm truyền những chất dầu không có màu, chất nhựa hoặc sáp vào bên trong những vết rạn nhỏ-bề mặt và dấu các vết rạn nứt, tạo cho những viên đá quý bề ngoài sạch đẹp hơn. Quy trình kỹ thuật kéo dài tăng thẩm mỹ, tăng độ sáng sủa này được dùng chủ yếu cho ngọc lục bảo (emerald) và ngọc bích (jade). Các loại dầu được sử dụng có thể là tự nhiên hoặc có tính chất như loại tự nhiên. Nếu các tác nhân tạo màu sắc được đưa vào trong dầu, thì những viên đá trải qua quá trình này được phân loại là đá nhuộm chứ không phải đá được phủ dầu.
Opaque Clarity-Độ trong Mờ
Một thuật ngữ dùng cho các loại đá mà ánh sáng không xuyên qua được. Ngọc lưu ly (Lapis lazuli) và đá malachite là những ví dụ về đá có độ mờ.
Organic Gemstones-Đá quý Hữu cơ
Hầu hết các loại đá quý là khoáng chất với một kết cấu tinh thể nhưng có vài loại chẳng hạn; hổ phách (amber) và ngọc trai (pearl), được coi là chất hữu cơ hơn là khoáng chất, hình thành từ các loại thực vật và động vật. Xem cả phần Các loại đá quý Vô định hình (Amorphous Gemstone).
Padparadscha Sapphire-Saphia Padparadscha
Có nguồn gốc từ tiếng Sri-Lanka, thuật ngữ này tượng trưng cho ‘hoa sen’, padparadscha nói đến saphhire có màu hồng tươi và cam, những màu tương đồng với màu sắc hoa sen. Padparadscha đôi khi còn dùng để nói đến những loại đá quý khác chẳng hạn; đá hoàng ngọc (topaz) và tourmaline, với tính chất màu sắc độc đáo này.
Paraiba
Một loại quặng hiếm-chứa đồng mang màu xanh lam đậm và lam-lục, được tìm thấy đầu tiên tại bang Paraiba thuộc Brazil vào năm 1989. Gần đây có khoáng chất tương tự cũng tìm thấy cả ở Nigeria và Mozambique, từ “paraiba” hiện nay được dùng để nói tới tất cả các ví dụ về đá tourmaline có chứa quặng-đồng. Xem cả phần Quặng-đồng (Copper-bearing).
Pavilion
Là phần phía dưới của một viên đá quý, tính bắt đầu ngay từ chu vi của viên đá (girdle).
Pear Cut Gemstone-Đá quý Mài theo Hình trái lê
Tương đồng với hình một trái lê hay giọt nước mắt, hình dáng thời trang này được mài tròn ở một đầu và có mũi ở đầu còn lại của viên đá.
Phenomenal Gems-Đá Hiện tượng (hay Phi thường)
Các loại đá quý thể hiện những đặc tính quang học khác thường như; thay đổi màu sắc, độ óng ánh (chatoyancy), hiệu ứng ngôi sao (asterism) hay phát ánh ngũ sắc/ lấp lánh nhiều màu (iridescence).
Pigeon’s Blood Ruby-Ruby Màu huyết Bồ câu
Nói đến màu của các loại ruby đỏ có giá trị cao nhất. Đỏ huyết bồ câu được cho là màu đỏ thuần khiết với chút xíu sắc xanh lam. Đây là từ chỉ hầu hết những loại ruby của Miến điện, mặc dù bất cứ ruby nào cũng có thể có màu này.
Pleochroism-Tính đa sắc
Khả năng của những loại đá quý nhất định hiển thị hai hay nhiều màu sắc khi quan sát từ những góc khác nhau. Đây là thuật ngữ được dùng cho tính chất lưỡng sắc và tam sắc của đá quý.
Precious Gems-Các loại Đá quý hiếm
4 loại đá quý hiếm truyền thống là; kim cương, ngọc lục bảo, ruby và sapphire (diamond, emerald, ruby and sapphire). Dù sao, cũng có những loại đá quý hiếm mới được đưa vào thêm chẳng hạn san hô quý hiếm (precious coral), opal và đá hoàng ngọc (topaz).
Portuguese Cut-Mài kiểu Bồ Đào Nha
Mài kiểu Bồ Đào Nha nói đến một phương pháp mài tạo mặt riêng theo ba lớp, (cách mài đơn giản = hai lớp) như hình con thoi và hai lớp mặt của cách mài tạo các mặt tam giác phía trên chu vi girdle là vương miện (crown) và bốn lớp của hình thoi và một lớp của các mặt tam giác phía dưới chu vi girdle là phần chóp nhô dưới (pavilion). Kiểu mài Bồ Đào Nha như vậy là thêm một lớp của các mặt trên vương miện, và lớp này tăng thêm thẩm mỹ cho độ rực rỡ của viên đá quý. Kiểu mài Bồ Đào Nha là một trong những kiểu cắt mài đá quý thời trang phổ biến nhất trên thị trường và bạn sẽ tìm thấy nhiều chủng loại đá quý được mài theo phong cách này.
Precious (gemstone)-Quý (đá)
Theo truyền thống, 4 loại đá quý hiếm là; kim cương, ngọc lục bảo, ruby và sapphire (diamond, emerald, ruby and sapphire). Nhưng những loại đá quý khác cũng được liệt vào đá quý theo thời gian, bao gồm opal và thạch anh tím (amethyst). Ngày nay, sự phân biệt đá quý và bán-quý đã được một số tổ chức kinh doanh đá quý loại bỏ. Xem cả phần Đá bán-quý (Semi-Precious gemstones).
Refractive Index-Chỉ số Khúc xạ
Xem Bảng Chỉ số Khúc xạ. Quy trình sử dụng một thiết bị đo khúc xạ để đo tốc độ và góc độ ánh sáng xuyên vào một viên đá quý. Chỉ số quan trọng để xác định đá quý.
Rubellite Tourmaline
Được dùng để nói đến loại đá tourmaline đỏ, gồm cả dải màu từ hồng đến đỏ. Thuật ngữ mang tính marketing nhiều hơn là thuật ngữ trong ngành ngọc học; ngày nay những nhà ngọc học có xu hướng chỉ gọi đơn giản là “red tourmaline”.
Rulite
Thể vùi nhỏ-như mũi kim (hoặc vật chất ngoại lai) nằm bên trong các viên đá. Những thể vùi này có thể tạo ra hiệu ứng chẳng hạn; ngôi sao (sao) hoặc mắt mèo lấp lánh (chatoyancy).
Saturation-Độ bão hòa
Bão hòa là một trong các đặc tính dùng để mô tả sự biểu tả màu sắc. Bão hòa (còn có cách gọi khác là cường độ) nói tới độ tỏa sáng hay độ rực rỡ của một màu sắc. Xem cả phần Sắc thái màu và Tông màu (hue and tone).
Semi-precious gemstones-Đá bán-quý
Theo truyền thống, ta nói tới 4 loại đá quý hiếm là; kim cương, ngọc lục bảo, ruby và sapphire (diamond, emerald, ruby and sapphire). Các loại đá Bán-quý gồm những loại đá còn lại. Nhưng theo thời gian, những loại đá quý khác cũng được liệt vào đá quý, bao gồm opal, thạch anh tím (amethyst) và ngọc trai (pearl). Ngày nay, sự phân biệt đá quý và bán-quý đã được một số tổ chức kinh doanh đá quý loại bỏ. Xem cả phần Đá quý hiếm (Precious gemstones).
Sheen-Độ bóng
Hiệu ứng này là cách gọi tương tự như nước láng/bóng (luster), và được tạo nên bởi sự phản chiếu ánh sáng từ những thể vùi hay cấu trúc bên trong viên đá quý. Nước láng/bóng (luster) là ánh sáng được phản chiếu từ bề mặt và độ bóng là sự phản chiếu từ bên trong viên đá quý đó.
Side Stone-Đá Rìa (hay đá bên)
Các viên đá rìa được gắn xung quanh hay bên cạnh viên đá trung tâm trong cách sắp xếp một món đồ trang sức.
Single Cut-Mài Đơn
Những loại đá có mười bảy mặt hoặc ít hơn.
Singly Refractive-Đơn Chiết (Đẳng chiết)
Hầu hết các loại đá quý có tính lưỡng chiết; chúng có hai chỉ số phản xạ. Chỉ có một số ít đá quý có chỉ số đơn chiết, đặc biệt là kim cương, spinel và ngọc hồng lựu (garnet). Xem cả phần Lưỡng chiết quang (Birefringence).
Solitaire-Đồ trang sức Nạm một viên đá quý duy nhất
Đồ trang sức nạm chỉ một viên đá quý, thông thường thấy ở nhẫn và mặt dây chuyền, solitaire là một viên đá đơn gắn trong một món đồ trang sức. So sánh cả phần Đá Trung tâm và Đá rìa (Center Stone and Side Stone).
Species-Các thể loại
Thuật ngữ được dùng để phân loại một gia đình các loại đá quý. Vd; corundum là một thể loại chứa nhiều loại sapphire và ruby. Gia đình thạch anh bao gồm; thạch anh tím (amethyst), thạch anh vàng cam chanh (citrine) và thạch anh lấp lánh (chalcedony), đó là một số tên các thể loại.
Specific Gravity-Trọng lực Riêng
Xem phần Tỷ trọng (density) — Xem Sơ đồ trọng lực riêng.
Step Cut Gemstones-Các loại Đá quý Mài step cut
Một kiểu mài đá quý dạng hình chữ nhật dọc theo chu vi.
Swiss Cut-Mài kiểu Thụy Sĩ
Một kiểu mài đá quý tạo ba mươi ba-mặt.
Synthetic gemstone (lab-made or man-made)-Đá Tổng hợp (chế tạo-trong phòng thí nghiệm hoặc nhân tạo)
Một viên đá quý tổng hợp là sản phẩm nhân tạo chứ không phải được khai thác từ mỏ. Những loại đá quý tự nhiên được xử lý bằng những phương pháp công nghiệp đã được chấp thuận như; xử lý nhiệt hoặc bức xạ không phân loại vào nhóm đá tổng hợp.
Table-Mặt phẳng trên
Phần mặt phẳng trên đỉnh của một viên đá quý. Mặt phẳng trên đỉnh là mặt lớn nhất trong một viên đá.
Tone-Tông (màu)
Một trong những đặc tính được dùng để mô tả sự biểu hiện của màu sắc. Tông màu nói đến độ sáng hay giá trị của độ sáng trong một viên đá quý cụ thể. Xem cả phần Độ bão hòa và Sắc thái màu (Saturation and Hue).
Translucent-Trong mờ (nửa trong suốt)
Một chỉ số chất lượng của viên đá quý truyền ánh sánh không được hoàn hảo nên người xem không nhìn được xuyên qua viên đá một cách rõ ràng. Sapphire Ngôi sao là một ví dụ về chất lượng ở mức độ trong này.
Transparent-Trong suốt (xuyên thấu)
Có một vài cách để ánh sáng đi qua một viên đá. Trong một viên đá quý trong suốt, ánh sáng đi thấu qua thực sự không có sự vặn vẹo. Những loại đá trong suốt nhìn rõ và dễ nhìn xuyên. Xem cả phần Trong mờ và Mờ (Translucent and Opaque).
Treated stone-Đá đã qua Xử lý
Một viên đá đã được xử lý nhiệt, nhuộm, phóng xạ, hoặc ngâm tẩm để tăng màu sắc và độ trong. Cũng là cách gọi gắn liền với các loại đá quý đã được dùng vật liệu phủ kín những vết nứt và rạn.
Trichroism-Tam sắc
Một tính chất của đá thể hiện ba màu khi viên đá được soi qua kính hiển vi hai mắt.
Trillion Cut-Mài Đa diện
Một cách mài theo hình tam giác có 44 mặt.
Vitreous Luster-Nước láng Như thủy tinh
Một từ kỹ thuật nói đến nước láng của một viên đá quý ; láng như thủy tinh tương đồng với láng-như kính. Các loại đá quý có nước láng như thủy tinh hay như kính là những loại đá thông dụng nhất trong thế giới đá quý.
Waxy-Như sáp
Một thuật ngữ được dùng để nói tới nước láng của một viên đá quý. Ngọc lam (Turquoise) là một ví dụ về đá quý có nước láng như xáp.
Window-Cửa sổ
Trong một viên đá được cắt mài mặt thật kỹ, các mặt pavilion (những phần nửa bên dưới của viên đá) phải phản chiếu ánh sáng ngược lên đỉnh (top) hay mặt trên cùng (table) của viên đá. Nếu các mặt được mài dưới góc tới hạn (critical angle) của mẫu vật cụ thể, ánh sáng sẽ đi qua luôn thay vì phản ngược lại đến mắt. Khi điều này xảy ra viên đá quý sẽ thiếu đi độ lấp lánh và độ rực rỡ.
****************************
First Published: Dec-05-2016
Last Updated: Dec-07-2016
PEBBLES TEAM WORKS
© 2014 pebblempebble.com all rights reserved.
Mọi hình thức sao chép bài viết này mà không có sự đồng ý bằng văn bản của mpebble.com đều không được chấp nhận.
**********************************************************************************************************************************