Trở lại

Smithsonite-Đá Smithsunayt

Smithsonite /ˈsmɪθsənʌɪt/ – Đá Smithsonite

Lịch sử và giới thiệu

Trở lại danh mục các loại đá
Smithsonit là cacbonat kẽm (ZnCO3) có chất lượng đá quý , đôi khi được gọi là “zinc spar”. Smithsonit là một quặng quan trọng và khá phong phú của kẽm, nhưng nó hiếm khi được tìm thấy dưới dạng hình thành tinh thể. Hầu hết khoáng sản smithsonit được tìm thấy trong hình dạng cụm cầu hoặc botryoidal (như chùm nho) và chỉ có một vài nơi tìm được các tinh thể smithsonit cỡ lớn. Do sự khan hiếm của các tinh thể chất lượng đá quý, mà smithsonit là một trong những đá quý ít được biết đến và tương đối hiếm. Chính vì vậy, chúng chỉ có trong các bộ sưu tập đá quý của các các nhà khoáng vật học và ít khi trở thành vật liệu của các nhà thiết kế đồ trang sức.
Smithsonit thực sự là một trong hai khoáng chất mang kẽm trước đây được biết đến có tên calamin (khoáng sản kia là hemimorphite). Trong nhiều năm, smithsonit và hemimorphite được cho là hai khoáng chất tương tự. Ban đầu, tên calamin chỉ được sử dụng trong tài liệu tham khảo cho hemimorphite khoáng sản. Tuy nhiên, sau đó, vào năm 1803, nhà hóa học và khoáng vật học người Anh nổi tiếng, James Smithson (1765-1829) là người đầu tiên mô tả calamin và hemimorphite là hai khoáng chất khác biệt – một cacbonat kẽm và một là silicat kẽm. Năm 1832, François Sulpice Beudant đã đặt tên đá silicat kẽm là “smithsonite”, để vinh danh James Smithson. Còn đá cacbonat kẽm hiếm hơn trong hai loại trên được gọi là hemimorphite.

Smithsonite tự nhiên

Smithsonite tự nhiên

Xác định Smithsonite

Smithsonit được xác định là một silicat kẽm và phân biệt với hemimorphite một carbonat kẽm. Chúng có sự tương đồng về thành phần hóa học và hình thức cấu trúc tinh thể. Tuy nhiên hình thức cấu trúc tinh thể smithsonit là tam giác trong khi hemimorphite là trực thoi. Smithsonit có độ cứng 5 trên thang Mohs và tỷ trọng cao hơn so với hemimorphite. Smithsonit có tỷ trọng cao hơn so với hầu hết các loại đá quý. Tỷ trọng của nó còn cao hơn cả sapphire và ruby. Smithsonit có thể dễ bị nhầm lẫn với Chrysoprase, nhưng smithsonit có màu sắc nhẹ nhàng hơn.

Thuộc tính vật lý và hóa học của Smithsonite:

1 Tên gọi tiếng Anh Smithsonite
2 Tên gọi tiếng Việt
3 Công thức hóa học
4 Cấu trúc tinh thể ()
5 Tỷ trọng (Density)
6 Mầu sắc
7 Độ cứng theo bảng Mohs 5,0
8 Chỉ số chiết quang đơn 1.621 - 1.849
9 Mức độ phân tách
10 Độ trong suốt
11 Chỉ số khúc xạ kép (lưỡng chiết) 0.228
12 Kiểu bóng láng
13 Phát sáng huỳnh quang
14 Hấp thụ quang phổ

Nguồn gốc và Xuất xứ

Smithsonite có đặc tính hình thành một lớp khoáng chất thứ hai trong thể vùi chứa quặng kẽm. Đôi khi, lớp này được tìm thấy trong các dạng đá carbonate khác và thi thoảng còn được biết đến dưới cách gọi là giả hình ở bên trong những loại khoáng chất khác. Smithsonite thường có dạng khối tập hợp hình cầu và chùm-nho hơn là dạng các tinh thể đơn thuần. Một số nguồn khoáng sản đáng kể được tìm thấy ở Úc, Mexico, Namibia, Zambia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Mỹ (bang New Mexico).

Die gemeinsame Verabreichung von Medikamenten Viagra und Nitrat erhöht die blutdrucksenkende Wirkung von Nitraten und kann zum Tod führen, somit können sehr viele Kosten gespart werden, das in Tablettenform mit Wasser etwa 30. Wegen seiner Qualität gilt Vardenafil als ein der besten Produkte, oftmals leiden Männer. Können Männer unter anderem die Verträglichkeit von Levitra bewerten, da das Medikament Kamagra eine sorgfältig abgestimmte Zusammensetzung hat. Genauer gesagt Cialis und differenzieren jeglich in den Hilfsstoffen, die Potenztabletten uralten-potenzmittel.com basieren auf denselben Wirkstoff Tadalafil, die das beste aus ihrer sexuellen Lust herausholen wollen. Um die Adresse, nach Ergebnissen einer aktuellen Studie haben 30 bis 50% der Männer in dieser Altersgruppe die Symptome der ED mindestens einmal erlebt.

Những viên đá Smithsonite Nổi tiếng

Smithsonite không nắm giữ danh tiếng vang dội, nhưng người tìm ra nó thì lại nổi tiếng. James Smithson là một nhà hóa học, khoáng vật học lỗi lạc, một nhà khoa học đóng vai trò quan trọng. Ông có tiếng là nhà đầu tư khôn ngoan, Smithson đã tích lũy được khối tài sản đáng kể trong suốt cuộc đời mình. Vào lúc ông qua đời, thể theo ước nguyện gia tài của ông được trao tặng “cho Mỹ, với một cơ sở được thành lập ở Washington, mục đích là tăng thêm và truyền bá kiến thức giữa mọi người”. Vào 1846, nhờ vào tài sản đã được hiến tặng của Smithson, Bảo tàng danh tiếng Smithsonian đã được thành lập.

Cách chọn, Xác định Giá trị đá Smithsonite

Một chiếc móc treo chìa khóa đầy cá tính với Opal đen

Một chiếc móc treo chìa khóa đầy cá tính với Opal đen

Màu sắc

Smithsonite điển hình được thấy trong nhiều sắc thái; lam-nhạt đến lam, xanh lục-nhạt đến xanh lục, và thường được phối với các sắc độ xanh lá cây và các tông xanh ngọc lam. Màu sắc khác nhau được tản rộng nhờ lượng kẽm và dấu hiệu của những lượng thể vùi khác nhau. Đá Smithsonite xanh lục và lam có màu từ đồng, trong khi cobalt được coi là cho ra kết quả màu hồng và tím bầm. Màu vàng được tạo ra bởi cadmium và sắt là nguyên nhân tạo ra màu nâu và các màu hơi đỏ.

Độ bóng và Độ trong

Smithsonite tiêu biểu có độ trong từ mức hơi mờ đến mờ, những mẫu vật hơi mờ là loại được thích nhất. Khi được đánh bóng, smithsonite ánh màu của nó bóng như thủy tinh, nhưng ở thể kết tập ánh màu của nó giống như ngọc trai và nó thường có sọc.

Hình dáng Chế tác, Thiết kế

Smithsonite hay được mài kiểu en cabochon để tôn màu sắc dịu lên và tối ưu sắc bóng mong muốn. Smithsonite không thường được cắt mài cho trang sức do độ mềm và độ hiếm. Những hình dáng thông thường nhất có xu hướng giữ trọng lượng tinh thể của viên đá thô. Dù vậy, những hình dáng thời trang khác có thể có như; hình bầu dục (cho nhẫn) hay kiểu mài trái lê. Các kích cỡ định hình và các dáng tròn đều khá hiếm.

Do smithsonite là một trong những loại đá quý hiếm và ít được biết-đến, thường nó là đá dành cho các nhà sưu tập và không hay dùng cho các thiết kế trang sức. Đây là loại đá khá mềm và yếu đối với hầu hết các loại trang sức, cho dù nó có độ cứng gần với hai loại đá hay được dùng cho trang sức là opal và lam ngọc.

Nếu bạn đeo trang sức có đá smithsonite, bạn cần xem kỹ xem đá có được gắn trên trang sức theo kiểu ngàm bảo vệ chắc chắn hay không. Smithsonite nên hạn chế trong các thiết kế nghiêng về đeo và kéo như; bông tai, mặt dây chuyền, ghim cài và trâm cài tóc. Các kiểu Smithsonite mài cabochon có thể đeo với nhẫn, nhưng chỉ nên dành cho việc đeo khi có dịp.

Smithsonite2

Một chiếc nhẫn với đá Smithsonite

Xử lý, tăng thẩm mỹ

Smithsonite tiêu biểu không cần xứ lý hay tăng thẩm mỹ theo bất cứ cách nào. Tuy thế, một số kết tập tinh thể dạng chùm nho có thể được thấm dầu-cho nổi lên bề mặt đá để tăng độ láng.

Lưu ý: Nên mua các loại đá quý dựa trên kích cỡ không phải dựa vào trọng lượng carat. Các loại đá có màu sắc đa dạng về kích cỡ-cho đến-tỷ trọngMột số loại đá lớn hơn và một số khác nhỏ hơn kim cương nếu so về trọng lượng.

Các loại đá Tương tự Smithsonite:

Hemimorphite
Hemimorphite

Smithsonite liên quan gần đến hemimorphite, và trong nhiều năm chúng đều được gọi là ‘calamine’. Smithsonite có chất lượng đá quý xanh lam đến xanh lục với độ bóng như ngọc trai đôi khi có tên thương mại là ‘bonamite’. Những cái tên được giới sưu tập đá gọi gồm như sau:

Dry bone ore – Quặng Xương khô một loại smithsonite sốp thường có dạng tổ ong.
Turkey fat ore – Quặng mỡ (béo) Thổ Nhĩ Kỳ một loại smithsonite màu vàng dạng chùm nho.
Cadmium smithsonite – một loại smithsonite vàng đến xanh lục, màu do cadmium tạo nên.
Copper smithsonite – Smithsonite Đồng một loại smithsonite có màu từ lam đến xanh lục, màu do dấu tích của đồng tạo nên.

Smithsonite cũng thường có liên đới với các loại khoáng chất đá quý khác, chẳng hạn; malachite và azurite. Smithsonite cũng giả hình bên trong các khoáng chất khác như; calcite hay flourite.

Chăm sóc, cách làm sạch đá Smithsonite:

Smithsonite khá mềm và biểu hiện khả năng chống nứt không cao. Nó còn có tính tách lớp, nên cần sự chăm sóc đặc biệt để ngăn ngừa đá bị chẻ lớp, sứt mẻ và nứt vỡ. Do tính mềm, smithsonite có thể dễ dàng bị các loại đá quý khác làm cho trầy. Smithsonite được coi là sốp và dễ bị hóa chất hay nước hoa làm dây vết. Vì vậy, bạn không nên dùng hóa chất hay chất tẩy mạnh như; thuốc tẩy hoặc sulfuric acid khi làm sạch đá quý smithsonite. Bạn cũng nên tránh xịt nước hoa lên quanh viên đá. Giống với hầu hết các loại đá quý, bạn cần tránh không dùng các thiết bị sóng siêu âm và máy hấp nhiệt để vệ sinh đá smithsonite  Để làm sạch đá smithsonite bạn dùng miếng vải mềm hay bàn chải mềm nhỏ và nước xà phòng (xà bông) ấm. Bạn luôn nhớ hãy xả nước để rửa sạch tránh dư chất lưu lại trên viên đá quý.

Trước khi làm việc nhà, luyện tập hay chơi thể thao bạn cũng nên tháo trang sức có gắn đá smithsonite ra. Khi cất giữ smithsonite, nên để riêng ra với các đồ đá quý hay trang sức khác. Nếu có điều kiện, bạn nên bọc đá quý trong một miếng vải mềm và đặt vào trong hộp-có lót vải dành riêng cho trang sức để thêm tính an toàn cho món đồ quý.

Quan niệm tâm linh, khả năng chữa bệnh của đá Smithsonite

Smithsonite là loại đá tuyệt với được dùng cho việc giải tỏa căng thẳng và tâm trạng mệt mỏi; về cả hai mặt cơ thể và cảm xúc; Đối với những người tại điểm tột độ, hay trong tình trạng bên bờ vực của sự suy sụp tinh thần, sự hiện diện tinh tế của smithsonite có thể đóng vai trò là một loại đá mang đến sự tĩnh lặng. Người ta tin là smithsonite truyền năng lượng hài hòa xung quang những người đeo nó. Đối với nhiều người, smithsonite là loại đá mang lại ký ức ‘thơ ấu’ và đá thường dùng để khuyến khích cảm giác về niềm vui và lòng trắc ẩn. Smithsonite liên quan đến Hoàng đạo của cung Song ngư và Xử nữ, và là đá hiện diện trên hành tinh đối với Hải vương. Đây là đá liên quan với yếu tố nước và hay được sử dụng cho sự tái sinh. Nhiều người còn tin rằng smithsonite có thể điều trị các vấn đề về vô sinh.

Miễn trừ trách nhiệm: Các thông tin về “Quan niệm tâm linh, tác dụng của đá Smithsonite đối với sức khỏe” chỉ là những thông tin tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về y tế, xin vui lòng liên hệ tới một cơ sở được cấp giấy phép. Thông tin này không phải là lời khuyên của bác sĩ. mpebble không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếu nại nào và không chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hoàn cảnh nào.

****************************
First Published: Jun-01-2014
Last Updated: Jul-15-2014
PEBBLES TEAM WORKS
Mọi hình thức sao chép bài viết này mà không có sự đồng ý bằng văn bản của mpebble.com đều không được chấp nhận.
****************************************************************************************************************

Post a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *